Series đào tạo cho người mới về tiền mã hoá Crypto Currency từ A – Z (9)

Ai là người tạo ra Ethereum?

Vào năm 2008, một nhà phát triển (hoặc một nhóm các nhà phát triển) không xác định đã xuất bản sách trắng Bitcoin dưới bút danh Satoshi Nakamoto . Điều này đã thay đổi vĩnh viễn bối cảnh của tiền mã hóa. Vài năm sau, một lập trình viên trẻ tuổi tên là Vitalik Buterin đã nghĩ ra cách đưa ý tưởng này đi xa hơn nữa và tìm ra cách áp dụng nó vào bất kỳ loại ứng dụng nào. Concept này đã được đưa vào Ethereum.
Ethereum được Buterin đề xuất trong một bài đăng trên blog vào năm 2013, có tựa đề Ethereum: The Ultimate Smart Contract and Decentralized Application Platform (Ethereum: Hợp đồng thông minh tối thượng và nền tảng ứng dụng phi tập trung). Trong bài đăng của mình, anh đã mô tả ý tưởng về một blockchain hoàn chỉnh Turing – một máy tính phi tập trung, được cung cấp đủ thời gian và tài nguyên, có thể chạy bất kỳ ứng dụng nào.
Theo thời gian, các ứng dụng có thể được triển khai trên blockchain sẽ chỉ bị giới hạn bởi trí tưởng tượng của các nhà phát triển. Mục đích của Ethereum là tìm hiểu xem liệu công nghệ blockchain có thể được sử dụng ra ngoài các giới hạn theo thiết kế có chủ ý của Bitcoin hay không .

Ether đã được phân phối như thế nào?

Ethereum ra mắt vào năm 2015, với nguồn cung ban đầu là 72 triệu ether. Hơn 50 triệu token này đã được phân phối trong một đợt bán token công khai gọi là Phát hành tiền mã hóa lần đầu (ICO). Khi đó, những người muốn tham gia có thể mua token ether bằng bitcoin hoặc tiền pháp định.

DAO là gì và Ethereum Classic là gì?

Với Ethereum, các cách hợp tác mở hoàn toàn qua Internet đã trở nên khả thi. Ví dụ: các DAO ( các tổ chức tự hành phi tập trung ), là các thực thể được quản lý bởi code máy tính, tương tự như một chương trình máy tính.
Một trong những tổ chức đầy tham vọng và sớm được tạo ra nhất như vậy chính là “The DAO”. DAO được tạo thành từ các hợp đồng thông minh phức tạp chạy trên Ethereum, hoạt động như một nguồn vốn mạo hiểm tự hành. Các token DAO đã được phân phối qua một ICO và trao cổ phần sở hữu, cùng với quyền biểu quyết, cho chủ sở hữu token.

Tuy nhiên, không lâu sau khi ra mắt, các tác nhân xấu đã khai thác một lỗ hổng và rút gần một phần ba số tiền của DAO. Cần lưu ý rằng, tại thời điểm đó, 14% toàn bộ nguồn cung ether bị khóa trong DAO. Không cần phải nói, đây là một sự kiện tàn khốc đối với mạng Ethereum vẫn còn non trẻ.

Sau một thời gian xem xét, Ethereum đã được hard fork thành hai chuỗi. Tại một chuỗi trong số đó, các giao dịch độc hại đã được “đảo ngược” một cách hiệu quả để khôi phục lại tiền – chuỗi này hiện được gọi là blockchain Ethereum. Chuỗi ban đầu, nơi các giao dịch không bị đảo ngược và tính bất biến được duy trì, hiện được gọi là Ethereum Classic .
Sự kiện này như một lời nhắc nhở khắc nghiệt về những rủi ro mà công nghệ này gặp phải, và việc ủy thác code tự hành kèm với số lượng lớn tài sản có thể phản tác dụng như thế nào. Sự kiện này cũng là một ví dụ thú vị về việc đưa các quyết định tập thể trong một môi trường cởi mở có thể đặt ra những thách thức đáng kể như thế nào. Tuy nhiên, nếu không nhìn vào các lỗ hổng bảo mật, The DAO đã minh họa một cách hoàn hảo tiềm năng của các hợp đồng thông minh trong việc cho phép cộng tác mà không cần tin cậy, trên quy mô lớn qua Internet.

Chương 2 – Ether đến từ đâu?

Ether được tạo ra như thế nào?

Chúng tôi đã đề cập ngắn gọn về việc khai thác ether trước đó. Nếu bạn đã quen với Bitcoin , bạn sẽ biết rằng quá trình đào là hoạt động không thể thiếu để giữ cho blockchain được bảo mật và cập nhật. Trong Ethereum, việc tương tự cũng được diễn ra: giao thức thưởng cho thợ đào (thực tế thì việc này khá tốn kém) bằng ether.

Có bao nhiêu ether?

Tính đến tháng 2 năm 2020, tổng nguồn cung ether là khoảng 110 triệu đồng.
Không giống như Bitcoin, một cách có chủ ý, lịch phát hành token của Ethereum không được quyết định vào lúc nó mới ra mắt. Bitcoin đặt ra mục tiêu bảo toàn giá trị bằng cách hạn chế nguồn cung và từ từ giảm số lượng các đồng tiền mới ra đời . Trong khi đó, Ethereum có mục đích cung cấp nền tảng cho các ứng dụng phi tập trung (DApps). Vì không rõ lịch phát hành token nào là phù hợp với mục đích này nhất, nên lịch này vẫn được bỏ ngỏ.

Việc khai thác trên Ethereum diễn ra như thế nào?

Hoạt động khai thác rất quan trọng đối với an ninh của mạng. Nó đảm bảo rằng blockchain có thể được cập nhật một cách công bằng và cho phép mạng hoạt động mà không cần bất cứ người nào điều phối. Trong việc khai thác, một tập hợp các node( còn được gọi là “thợ đào” (miner)), dùng sức mạnh tính toán để giải một câu đố mật mã.

Những gì họ thực sự làm là băm một tập hợp các giao dịch đang chờ xử lý, cùng với một số dữ liệu khác. Để khối được coi là hợp lệ, hàm băm cần phải thấp hơn giá trị được quy định bởi giao thức. Nếu không thành công, thợ đào có thể điều chỉnh một số dữ liệu và thử lại.

Do đó, để cạnh tranh với những người khác, các thợ đào cần phải có khả năng băm nhanh nhất có thể – đó cũng là lý do chúng ta đo lường sức mạnh của họ bằng tỷ lệ băm . Tỷ lệ băm trên mạng càng cao, câu đố càng khó giải. Chỉ những thợ đào mới cần tìm ra giải pháp thực tế – bởi như đã biết, tất cả những người tham gia khác sẽ dễ dàng kiểm tra xem nó có hợp lệ hay không.
Như bạn có thể tưởng tượng, việc băm liên tục ở tốc độ cao rất tốn kém. Để khuyến khích các thợ đào bảo mật mạng, Ethereum cho phép những người này kiếm được phần thưởng. Phần thưởng được tạo thành từ tất cả các khoản phí giao dịch trong khối . Tại thời điểm bài này được viết, thợ đào sẽ nhận được số ether mới được tạo – 2 ETH, cho quá trình này.

Ethereum gas là gì?

Bạn còn nhớ hợp đồng Hello, World chúng ta nhắc trước đó? Đó là một chương trình đơn giản. Nó chẳng khó khăn hay phức tạo chút nào. Nhưng bạn không chỉ chạy nó trên PC của riêng mình – bạn cũng đang yêu cầu mọi người trong hệ sinh thái Ethereum chạy nó.
Điều đó dẫn đến câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra khi hàng chục nghìn người cùng chạy các hợp đồng phức tạp? Nếu ai đó thiết lập cho hợp đồng của họ thực thi theo vòng lặp vô hạn, tất cả các node sẽ chạy trong vô hạn thời gian. Điều này sẽ gây ra căng thẳng cho tài nguyên và hệ thống mạng có thể bị sụp đổ.
Vì vậy, Ethereum đã tạo ra khái niệm về gas để giảm thiểu rủi ro này. Cũng như ô tô của bạn – ô tô không thể chạy mà không có nhiên liệu, các hợp đồng không thể được thực hiện mà không có gas. Hợp đồng quy định một lượng gas mà người dùng phải trả để chạy chúng. Nếu không có đủ gas, hợp đồng sẽ tạm dừng.

Về bản chất, đó là một cơ chế thu phí. Khái niệm tương tự cũng được mở rộng cho các giao dịch: các thợ đào chủ yếu được thúc đẩy bởi lợi nhuận, vì vậy họ có thể bỏ qua các giao dịch với mức phí thấp.

Lưu ý, ether và gas không giống nhau. Giá gas trung bình thường dao động và phần lớn là do các thợ đào quyết định. Khi bạn thực hiện một giao dịch, bạn phải trả tiền gas bằng ETH. Phí này hoạt động giống như phí Bitcoin – nếu mạng lưới bị tắc nghẽn và nhiều người dùng đang cố gắng giao dịch, giá gas có thể sẽ tăng. Ngược lại, nếu không có nhiều hoạt động, giá sẽ giảm.
Giá gas có thể thay đổi, nhưng các hoạt động lại cần một lượng gas cố định. Điều này có nghĩa là các hợp đồng phức tạp sẽ tiêu tốn nhiều hơn một giao dịch đơn giản. Như vậy, gas là một thước đo sức mạnh tính toán . Nó đảm bảo rằng hệ thống tạo ra một khoản phí thích hợp cho người dùng, tùy thuộc vào mức độ họ sử dụng tài nguyên Ethereum.
Giá gas thường chỉ bằng một phần nhỏ so với ether. Vì vậy, chúng ta sử dụng một đơn vị nhỏ hơn (gwei) để biểu thị nó. Một gwei tương ứng với một phần tỷ ether.
Bây giờ, hãy thử nghĩ rằng nếu bạn có thể chạy một chương trình lặp trong một thời gian dài. Hoạt độn này sẽ nhanh chóng trở nên rất tốn kém để bạn làm như vậy. Do đó, các node trên mạng Ethereum có thể làm giảm thiểu việc spam.
Giá gas trung bình ở Gwei theo thời gian. Nguồn:  etherscan.io

Gas và giới hạn gas

Giả sử, Alice đang thực hiện một giao dịch với một hợp đồng. Cô ấy sẽ tính xem mình phải tiêu bao nhiêu cho gas(ví dụ: sử dụng ETH Gas Station ). Cô ấy có thể đặt giá cao hơn để khuyến khích các thợ đào thêm giao dịch của mình một cách nhanh nhất có thể.
Nhưng cô ấy cũng sẽ đặt ra một giới hạn gas để bảo vệ mình. Bởi có thể có điều gì đó xảy ra, khiến cô ấy phải tiêu tốn nhiều gas hơn dự kiến. Giới hạn gas được đưa ra để đảm bảo rằng: Sau khi lượng gas x được sử dụng hết, hoạt động sẽ dừng lại. Hợp đồng sẽ thất bại, nhưng Alice sẽ không gặp rủi ro trả nhiều hơn số tiền cô ấy chấp nhận được ban đầu.

Khái niệm này ban đầu có vẻ hơi khó hiểu. Nhưng đừng lo lắng – bạn có thể đặt mức giá mà bạn sẵn sàng trả cho gas (và giới hạn gas) theo cách thủ công, nhưng hầu hết các ví sẽ giải quyết việc đó cho bạn. Tóm lại, giá gas xác định mức độ nhanh chóng mà các thợ đào sẽ thực hiện giao dịch của bạn; và giới hạn gas xác định số tiền tối đa bạn sẽ trả cho giao dịch đó.

Mất bao lâu để khai thác một khối Ethereum?

Thời gian trung bình để một khối mới được thêm vào chuỗi là từ 12-19 giây. Điều này rất có thể sẽ thay đổi khi mạng thực hiện chuyển đổi sang dùng thuật toán Bằng chứng Cổ Phần (Proof of Stake , nhằm mục đích rút ngắn thời gian tạo block. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về điều này, bạn có thể đọc thêm bài viết Ethereum Casper Explained .

Token Ethereum là gì?

Phần lớn sức hấp dẫn của Ethereum nằm ở là khả năng người dùng có thể tạo tài sản của riêng họ trên chuỗi. Tài sản này có thể được lưu trữ và chuyển như ether. Các quy tắc quản lý được đặt trong các hợp đồng thông minh, cho phép các nhà phát triển thiết lập các thông số cụ thể liên quan đến token của họ. Những điều này có thể bao gồm số lượng phát hành, cách phát hành, liệu chúng có thể phân chia, liệu chúng có thể thay thế được, và nhiều loại khác. Tiêu chuẩn kỹ thuật token nổi bật nhất trên Ethereum là ERC-20 – và đó là lý do tại sao các token này thường được gọi là token ERC-20.

Chức năng của token cung cấp cho các nhà phát triển một sân chơi rộng lớn để thử nghiệm với các ứng dụng tài chính và công nghệ mới. Từ việc phát hành các token đồng nhất, phục vụ như tiền tệ trong ứng dụng, cho đến việc sản xuất các token độc nhất hỗ trợ các tài sản vật lý, có rất nhiều sự linh hoạt trong thiết kế. Hoàn toàn có thể còn các trường hợp sử dụng token được tạo dễ dàng và hợp lý, nhưng chưa từng được biết đến.

 

Chúng ta cùng chuyển sang phần tiếp theo :
Series đào tạo cho người mới về tiền mã hoá Crypto Currency từ A – Z (10)

tuvan365.com sưu tầm trên Binance Academy

 

Đăng ký ngay 3 sàn trade Crypto phổ biến nhất tại Việt Nam Binance Remitano Huobi 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x