Chứng khoán là gì ? Những điều nhà đầu tư mới buộc phải biết về Chứng khoán (P6)

ETF là gì? Ưu và nhược điểm của quỹ ETF?

Bên cạnh những ưu điểm của quỹ ETF, nhà đầu tư cũng nên xem xét mặt hạn chế của sản phẩm tài chính này để có lựa chọn đúng đắn.

ETF (Exchange Traded Fund) là một quỹ đầu tư mô phỏng theo biến động của chỉ số chứng khoán hoặc trái phiếu. ETF được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán tương tự như cổ phiếu. Đây được xem là một cách đầu tư chứng khoán thụ động.

ETF góp phần đa dạng hóa sản phẩm chứng khoán, cũng như cung cấp thêm công cụ cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ sản phẩm tài chính khác, ETF có thể tồn tại một số hạn chế và rủi ro nhất định cần chú ý.

Ưu điểm

Hiệu quả chi phí

Một trong những lợi ích chính của ETF là tính hiệu quả về mặt chi phí. Quỹ được quản lý theo kiểu thụ động nên chi phí quản lý thấp hơn so với các quỹ quản lý chủ động. Nhà đầu tư không phải mua/bán cổ phiếu thường xuyên, nên sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí hiệu quả trong quá trình giao dịch chứng khoán. Hơn nữa, phí giao dịch không đáng kể, thấp hơn phí đầu tư rất nhiều.

Đa dạng hóa

Một quỹ ETF thường đầu tư vào nhiều cổ phiếu theo chỉ số, ví dụ VN30. ETF cho phép nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư, giúp bảo vệ danh mục đầu tư trước biến động của thị trường. Mua ETF là lựa chọn an toàn cho người mới bắt đầu đầu tư vào thị trường chứng khoán, không đòi hỏi hiểu biết chuyên sâu về từng cổ phiếu cụ thể.

Thuận tiện và minh bạch

ETF cũng cung cấp các lợi ích như đầu tư vào cổ phiếu. Nhà đầu tư có quyền truy cập vào tất cả các tính năng có sẵn, bao gồm lệnh mua/bán, giao dịch ký quỹ, lệnh cắt lỗ, lệnh giới hạn… Mọi khoản nắm giữ của quỹ được công khai mỗi ngày. Điều này giúp nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ danh mục của mình.

Ngoài ra, việc đầu tư vào một rổ chứng khoán (đầu tư theo chỉ số) cũng hạn chế hiện tượng thị trường bị lạm dụng, thao túng.

Linh hoạt

Giống như đầu tư cổ phiếu, quỹ ETF cho phép nhà đầu tư thực hiện giao dịch mua và bán vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, chỉ thực sự kết thúc khi thị trường đóng cửa. Có nhiều tùy chọn cho phép nhà đầu tư tham gia thị trường với lệnh thị trường hoặc lệnh giới hạn (market order, limit order).

Thu hút vốn ngoại

ETF là cách nhanh nhất để nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường chứng khoán Việt Nam. Thông qua quỹ ETF, nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ gián tiếp sở hữu những cổ phiếu đã đạt tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa mà họ không thể mua được trực tiếp.

Hạn chế

Không khớp với chỉ mục

Nhà đầu tư vẫn phải trả phí quản lý ETF, khiến lợi tức đầu tư của họ sẽ không bao giờ khớp chính xác với chỉ số mà ETF mô phỏng. Giá mua và bán cổ phiếu của nhà đầu tư trong quỹ cũng có thể thay đổi so với giá trị tài sản ròng của chỉ số cơ sở, làm giảm lợi tức. Vì vậy, nhà đầu tư cần đánh giá chi phí phải trả trước khi mở vị thế ETFs.

Thanh khoản kém

Một số quỹ ETF mỏng có sự chênh lệch giá mua/bán khá cao, kéo chi phí giao dịch tăng theo. Cổ phiếu do các công ty nhỏ phát hành cũng có thể được coi là thị trường mỏng và nó có tính thanh khoản thấp.

Lợi tức thấp hơn tự đầu tư cổ phiếu

Mức lãi từ cổ tức có thể thấp hơn nếu mua các cổ phiếu riêng lẻ, do đây là trung bình mức cổ tức của tất cả các công ty trong rổ ETF.

Rủi ro biến động

Bất chấp sự đa dạng hóa mà một quỹ ETF cung cấp, khoản đầu tư vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi sự biến động trên thị trường và thua lỗ trong thị trường giá xuống. Rủi ro này có thể tăng lên cùng với sự chuyên môn hóa của ETF – quỹ tập trung vào một thị trường ngách nhỏ có khả năng biến động mạnh hơn so với một quỹ lớn hơn, rộng hơn.

Chênh lệch giá

Tuy rằng các quỹ hoán đổi danh mục ETF luôn cố gắng theo sát giá của những tài sản cơ sở, nhưng việc chênh lệch giá vẫn có thể xảy ra. Danh mục đầu tư của quỹ ETF có thể sai lệch so với danh mục chứng khoán cấu thành chỉ số tham chiếu (vì những lý do khác nhau như kỹ thuật mô phỏng chỉ số, biến động giá của các chứng khoán trong danh mục). Điều này khiến cho mức sinh lời của quỹ chênh lệch (cao hơn hoặc thấp hơn) so với mức sinh lời của chỉ số tham chiếu. Đối với nhà đầu tư vào quỹ ETF, sai lệch so với chỉ số tham chiếu (tracking error) này là một yếu tố rủi ro tiềm ẩn.

OTC là gì?

Giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết (OTC) mang lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng không ít rủi ro, chỉ phù hợp với nhà đầu tư ưa mạo hiểm.

Cổ phiếu OTC ( Over The Counter) là những cổ phiếu chưa niêm yết, được giao dịch trên quầy không chính thức của các công ty phát hành cổ phiếu, các ngân hàng hay các công ty chứng khoán.

Có hai dạng cổ phiếu:

– Cổ phiếu có mã lưu ký, sẽ được quản lý bởi Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD).

– Cổ phiếu chưa có mã lưu ký, được quản lý bởi Phòng Quản lý cổ đông của chính công ty phát hành, hoặc Công ty chứng khoán giữ sổ cổ đông.

Cổ phiếu OTC được giao dịch phi tập trung, không qua các sàn như HOSE, HNX. Thị trường OTC hoạt động dựa trên sự thỏa thuận giá cả, số lượng của bên mua và bên bán, không có địa điểm giao dịch thực tế. Mọi giao dịch được thực hiện trên nền tảng điện tử trung gian do các công ty môi giới chứng khoán cùng nhau duy trì như website, diễn đàn. Các công ty môi giới này đồng thời đóng vai trò nhà tạo lập thị trường bằng cách báo giá, sau đó thực hiện mua và bán chứng khoán.

Giá giao dịch quy định thể hiện trên giấy tờ là 10.000 VNĐ, tuy nhiên, giá hiện thực chênh lệch rất nhiều so với mệnh giá. Giá của những cổ phiếu OTC không được công khai và cập nhật trên bảng điện tử như cổ phiếu đã niêm yết trên sàn mà thông qua hệ thống các đại lý, các nhà môi giới hay các trang tin chuyển nhượng. Nhà đầu tư có thể mua trực tiếp từ các đại lý sẵn sàng bán cổ phiếu hoặc trái phiếu mà họ sở hữu hoặc với một nhà môi giới.

Dựa trên nguyên tắc “thuận mua vừa bán”, cả người mua và người bán trong thị trường OTC tự đưa ra mức giá kỳ vọng của mình. Do đó, thị trường này có thể mang lại lợi nhuận lớn hơn, nhưng đồng nghĩa là rủi ro đi kèm cũng sẽ cao.

Quá trình mua bán, trao đổi cổ phiếu OTC tương đối dễ dàng. Giống như hầu hết các cổ phiếu khác, nhà đầu tư có thể mua và bán cổ phiếu OTC thông qua các công ty môi giới trực tuyến. Để mua cổ phiếu của một cổ phiếu OTC, nhà đầu tư cần có đủ tiền trong tài khoản môi giới của mình để mua số lượng cổ phiếu mong muốn, chọn cổ phiếu theo mã ký hiệu chứng khoán của công ty và thực hiện giao dịch.

Hoạt động sàn OTC ở Việt Nam là hợp pháp, tuy nhiên những quy định cũng như hành lang pháp lý còn lỏng lẻo. Trong khi đó, các công ty chưa niêm yết không được kiểm toán độc lập, không công khai báo cáo tài chính. Điều này có thể gây khó khăn cho nhà đầu tư trong việc đánh giá, nhận định về tình hình doanh nghiệp mình muốn đầu tư.

So sánh giữa sàn OTC và sàn chứng khoán tập trung:

Sàn OTC Sàn chứng khoán tập trung
– Giao dịch vào tất cả các ngày, cả Thứ Bảy, Chủ Nhật hay những ngày lễ đều được

– Giao dịch không qua sàn

– Thanh toán ngay sau khi giao dịch

– Giá cổ phiếu mua/bán theo thỏa thuận, không công khai

– Rủi ro cao

– Quản lý bởi VSD và công ty phát hành

– Giao dịch từ Thứ Hai đến Thứ Năm

– Giao dịch qua sàn tập trung: HOSE, HNX

– Thời gian thanh toán T+2 (tiền), T+3 (chứng khoán)

– Giá niêm yết trên sàn, công khai và minh bạch

– Rủi ro thấp hơn

– Sở giao dịch chứng khoán quản lý trực

 

Hết phần 6, Mời các độc giả xem tiếp phần 7

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x