Chứng khoán là gì ? Những điều nhà đầu tư mới buộc phải biết về Chứng khoán ( P5)

Trái phiếu doanh nghiệp khác gì cổ phiếu?

Đều là chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu với tài sản hay phần vốn của doanh nghiệp nhưng trái phiếu doanh nghiệp khác nhiều cổ phiếu.

Đây là hai kênh huy động vốn được nhiều doanh nghiệp lựa chọn và có điểm chung như có thể mua bán, chuyển nhượng hoặc thừa kế; được thể hiện dưới hình thức bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử; đều nhận được lãi.

Tuy nhiên, trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu cũng nhiều khác biệt:

Trái phiếu doanh nghiệp Cổ phiếu
Bản chất Là chứng khoán nợ bởi nó xác nhận nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp với người nắm giữ trái phiếu. Người nắm giữ trái phiếu không có quyền can thiệp vào hoạt động kinh doanh và quản trị của doanh nghiệp. Là chứng khoán vốn bởi nó xác nhận quyền và lợi ích như dự họp đại hội đồng cổ đông, biểu quyết, đề cử Hội đồng quản trị, hưởng cổ tức… của người sở hữu với một phần vốn của doanh nghiệp.
Tư cách Trái chủ (tức là chủ nợ) Cổ đông
Thời hạn Được ấn định từ lúc phát hành, phổ biến nhất là 1-5 năm. Không có thời hạn
Cơ cấu doanh nghiệp sau khi phát hành Nợ phải trả tăng lên và cơ cấu cổ đông không thay đổi. Vốn điều lệ tăng lên và cơ cấu cổ đông thay đổi.
Giao dịch

Nhà đầu tư có thể nộp tiền trực tiếp cho doanh nghiệp để mua trái phiếu mới phát hành (sơ cấp). Ngoài ra, nhà đầu tư có thể mua thoả thuận trái phiếu từ trái chủ khác hoặc mua qua những kênh phân phối trung gian như ngân hàng, công ty chứng khoán.

Với những trái phiếu niêm yết, nhà đầu tư sẽ giao dịch thông qua nền tảng trực tuyến hoặc tại quầy của công ty chứng khoán nơi họ đăng ký tài khoản.

Nhà đầu tư theo dõi giá và mua bán cổ phiếu đã niêm yết hoặc đã đăng ký giao dịch thông qua nền tảng trực tuyến hoặc tại quầy của công ty chứng khoán nơi họ đăng ký tài khoản.

Với cổ phiếu giao dịch chưa niêm yết, nhà đầu tư giao dịch phi tập trung trên nguyên tắc “thuận mua vừa bán” và không có địa điểm giao dịch thực tế.

Lợi nhuận

Trái chủ nhận lợi tức định kỳ.

Lợi tức (cố định hoặc thả nổi) được thống nhất trước giữa doanh nghiệp với trái chủ khi phát hành và không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh. Lợi tức thường cao hơn lãi suất ngân hàng, hiện phổ biến ở mức 7-11% một năm.

Cổ đông sẽ nhận cổ tức bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu.

Mức chia và tần suất chia cổ tức sẽ không cố định, mà phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và phải được đại hội đồng cổ đông thống nhất.

Thứ tự ưu tiên thanh toán sau khi phá sản hoặc giải thể Trái chủ được ưu tiên trả nợ chỉ sau nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm cho người lao động và nghĩa vụ tài chính với nhà nước. Nằm ở vị trí cuối cùng trong danh sách ưu tiên thanh toán.

Trái phiếu chuyển đổi là gì?

Trái phiếu chuyển đổi là chứng khoán nợ, có thể chuyển đổi thành chứng khoán vốn, cụ thể là cổ phiếu theo quyết định của trái chủ.

Trái phiếu chuyển đổi thường mang lại mức lợi suất thấp hơn so với cổ phiếu phổ thông, nhưng thấp hơn trái phiếu doanh nghiệp thông thường.

Công ty phát hành không được ép buộc bất cứ trái chủ nào chuyển đổi mà họ chỉ được quyền tạo ra các điều kiện để sự chấp nhận chuyển đổi sẽ trở thành sự lựa chọn tối ưu cho trái chủ.

Ví dụ về trái phiếu chuyển đổi:

Nhà đầu tư thực hiện mua trái phiếu chuyển đổi do công ty A phát hành, thời hạn 5 năm với mệnh giá một triệu đồng và lãi suất trái phiếu là 5%. Tỷ lệ chuyển đổi là 25:1, tức số lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư nhận được nếu thực hiện quyền chọn chuyển đổi là 25. Như vậy, giá chuyển đổi hiệu quả là 40.000 đồng/cổ phiếu (một triệu chia cho 25).

Nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu chuyển đổi trong 3 năm và nhận được số tiền lãi 50.000 đồng mỗi năm. Tại thời điểm đó, nếu cổ phiếu công ty tăng lên 60.000 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư có thể chuyển đổi trái phiếu và nhận được 25 cổ phiếu với tổng giá trị là 150 triệu đồng.

Ngược lại, nếu giá cổ phiếu của công ty A giảm, ví dụ giảm xuống còn 30.000 đồng/cổ phiếu, thì trái chủ quyết định không chuyển đổi. Như vậy, nhà đầu tư hưởng lãi suất 250.000 đồng trong 5 năm và một triệu đồng khi trái phiếu đáo hạn.

Ưu và nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi

Đối với nhà đầu tư (trái chủ):

Ưu điểm Nhược điểm
– Được đảm bảo hưởng mức lãi cố định khi chưa tiến hành việc chuyển đổi và không phải gánh chịu những rủi ro của công ty trên thị trường chứng khoán.

– Có quyền lựa chọn, chuyển đổi sang cổ phiếu khi giá cổ phiếu tăng, hoặc giữ nguyên trái phiếu hưởng lãi suất khi giá cổ phiếu giảm

– Giá thị trường của trái phiếu chuyển đổi có chiều hướng ổn định hơn giá cổ phiếu trong thời kỳ thị trường xuống giá.

– Khi chưa chuyển đổi hoặc nếu không có cơ hội chuyển đổi thì chỉ được hưởng mức lợi tức với lãi suất thấp hơn trái phiếu thông thường.

– Có thể bị thua lỗ hơn nếu người phát hành không trả được nợ (hoặc không thanh toán lãi và gốc đúng hạn).

– Thời gian chuyển đổi thường dài nên có thể tiềm ẩn yếu tố rủi ro.

Đối với doanh nghiệp phát hành:

Ưu điểm Nhược điểm
– Lãi suất của trái phiếu chuyển đổi thấp hơn trái phiếu thông thường, cho phép công ty huy động được vốn với chi phí thấp.

– Công ty có thể loại trừ chi phí trả lãi cố định khi thực hiện chuyển đổi, vì vậy sẽ giảm được nợ.

– Tạo thêm kênh huy động vốn trên thị trường khi việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu thông thường không thuận lợi.

– Khi nhà đầu tư chọn quyền chuyển đổi sang cổ phiếu sẽ làm gia tăng lượng cổ đông công ty, dẫn đến thay đổi trong việc kiểm soát và điều hành.

– Vốn chủ sở hữu bị pha loãng khi tăng số cổ phiếu lưu hành trên thị trường lúc thực hiện quyền chuyển đổi.

– Lợi tức trái phiếu được tính vào chi phí, từ đó được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của công ty, ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế của công ty.

Mỗi sản phẩm chứng khoán đều có mặt ưu và nhược riêng. Trước khi quyết định mua trái phiếu nhà đầu tư nên tìm hiểu và nghiên cứu về công ty phát hành: Tình hình kinh doanh, các báo cáo tài chính, báo cáo trả lãi cho những đợt phát hành trái phiếu trước đó để đảm bảo tính an toàn đối với kết quả đầu tư của mình.

 

Hết phần 5, Mời các độc giả xem tiếp phần 6

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x