Đầu tư Tiền mã hóa _ Phân Tích Cơ Bản (FA) Là Gì?

Giới thiệu

Khi nói đến giao dịch – dù là giao dịch cổ phiếu truyền thống hay tiền mã hoá mới ra đời – không có kỳ công thức cố định nào đảm bảo chắc chắn thu được lợi nhuận. Và nếu có một công thức như vậy, những nhà đầu tư hàng đầu cũng sẽ giữ kín nó như một bí mật của riêng mình.

Thay vào đó, những gì chúng ta có là một loạt các công cụ và phương pháp luận được sử dụng bởi các nhà giao dịch và nhà đầu tư. Một cách tổng thể, bạn có thể sắp xếp các kỹ thuật này thành hai loại: phân tích cơ bản (FA) và phân tích kỹ thuật (TA) .

Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu những khái niệm trong phân tích cơ bản.

Phân tích cơ bản (FA) là gì?

Phân tích cơ bản là một phương pháp được sử dụng bởi các nhà đầu tư và nhà giao dịch, với mục đích cố gắng xác định giá trị nội tại của tài sản hoặc doanh nghiệp. Để định giá những điều này một cách chính xác, các nhà đầu tư và giao dịch sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố nội tại và bên ngoài, để xác định xem tài sản hoặc doanh nghiệp đang xem xét có được định giá quá cao hay quá thấp hay không. Kết luận được đưa ra sau đó có thể giúp các nhà đầu tư và giao dịch có một chiến lược với nhiều khả năng mang lại lợi nhuận tốt hơn.

Ví dụ: để đánh giá một công ty, bạn có thể bắt đầu nghiên cứu từ những thông tin như doanh thu, bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính và dòng tiền để biết tình hình tài chính của công ty đó. Sau đó, bạn có thể thu nhỏ tổ chức lại để đánh giá thị trường hoặc ngành mà nó đang hoạt động. Đối thủ cạnh tranh là ai? Khách hàng mục tiêu của công ty? Công ty có đang tăng trưởng và mở rộng phạm vi tiếp cận hay không? Ngoài ra, bạn còn cần phải tính đến các yếu tố kinh tế vĩ mô như lãi suất và lạm phát và các yếu tố khác.
Phương pháp trên được gọi là cách thức tiếp cận từ dưới lên: bắt đầu với một công ty mà bạn quan tâm, sau đó tìm cách hiểu vị trí của nó trong nền kinh tế rộng lớn hơn. Nhưng bạn cũng có thể áp dụng cách tiếp cận từ trên xuống, trong đó bạn thu hẹp các lựa chọn của mình bằng cách xem xét các vấn đề vĩ mô và tiềm năng của ngành trước.

Mục tiêu cuối cùng của loại phân tích này là đưa ra một ước lượng về giá trị “thật” của cổ phiếu; sau đó, so sánh với giá hiện tại. Nếu giá bạn tính cao hơn giá thị trường, bạn có thể kết luận rằng tài sản đầu tư đang được định giá thấp hơn thực tế. Nếu giá bạn tính thấp hơn giá thị trường, bạn có thể cho rằng nó hiện đang được định giá quá cao. Bằng những dữ liệu do chính mình phân tích, bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt về việc mua hay bán cổ phiếu của công ty cụ thể đó.

So sánh phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật

Các nhà giao dịch và nhà đầu tư mới tham gia các thị trường tiền mã hoá, ngoại hối, thị trường chứng khoán thường chưa phân biệt rõ hai phương pháp phân tích này. Thực tế, phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật hoàn toàn trái ngược nhau dựa trên các phương pháp luận khác nhau và phân tích những điều khác nhau. Tuy vậy, cả hai đều cung cấp những dữ liệu bổ trợ cho việc ra quyết định giao dịch. Vậy, đâu là phương pháp tốt nhất?

Trên thực tế, câu hỏi hợp lý hơn sẽ là mỗi phương pháp có ưu thế gì và nên dùng trong trường hợp nào. Về bản chất, các nhà phân tích cơ bản tin rằng giá cổ phiếu không nhất thiết biểu thị giá trị thực của cổ phiếu – một hệ tư tưởng làm nền tảng cho các quyết định đầu tư của họ.

Ngược lại, các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng chuyển động giá trong tương lai có thể được dự đoán phần nào từ dữ liệu khối lượng và hành động giá trong quá khứ. Họ không quan tâm đến việc nghiên cứu các yếu tố bên ngoài, thay vào đó họ thích tập trung vào biểu đồ giá, các mẫu và xu hướng trên thị trường. Mục đích có họ là xác định các điểm lý tưởng để vào và thoát các vị thế.

Những người ủng hộ giả thuyết thị trường hiệu quả (EMH) tin rằng bằng phân tích kỹ thuật (TA), các nhà phân tích không thể liên tục làm tốt hơn thị trường. Lý thuyết này cho rằng giá của thị trường tài chính là hợp lý (“phản ánh đầy đủ mọi thông tin đã biết”). Do đó không thể kiếm được lợi nhuận bằng cách căn cứ vào các thông tin đã biết hay những hình thái biến động của giá cả trong quá khứ. Các phiên bản “yếu hơn” của EMH không làm mất uy tín của phân tích cơ bản, nhưng các dạng “mạnh hơn” cho rằng không thể, ngay cả với nghiên cứu nghiêm ngặt để đạt được lợi thế cạnh tranh.

Có thể hiểu, không có chiến lược nào là tối ưu hơn chiến lược nào. Thực tế, mỗi chiến lược có thể cung cấp những hiểu biết có giá trị theo các khía cạnh khác nhau. Trong nhiều trường phái giao dịch, nhiều nhà đầu tư và phân tích đã kết hợp cả hai phương thức này với nhau để cho ra một bức tranh toàn cảnh về thị trường. Điều này đúng đối với các giao dịch ngắn hạn cũng như đối với các khoản đầu tư dài hạn.

Các chỉ số phổ biến trong phân tích cơ bản

Chúng ta không nhìn vào các thanh nến, đường phân kỳ hội tụ trung bình động MACD hay chỉ số RSI để phân tích cơ bản – thay vào đó, có các chỉ báo dành riêng được sử dụng. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu những chỉ báo phổ biến nhất.

Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS)

Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu là một số đo được thiết lập để đo lường khả năng sinh lời của một công ty. Chỉ số này cho chúng ta biết có bao nhiêu lợi nhuận được tạo ra cho mỗi cổ phiếu đang lưu hành. Chỉ số này được tính bằng công thức sau:

(thu nhập ròng - cổ tức ưu đãi) / số lượng cổ phiếu

Giả sử, một công ty không trả cổ tức và lợi nhuận của nó là 1 triệu đô-la. Với 200.000 cổ phiếu được phát hành, EPS được tính như công thức là 5 đô-la. Phép tính EPS không quá phức tạp, nhưng nó có thể cung cấp cho chúng ta một số thông tin chi tiết để đánh giá các khoản đầu tư tiềm năng. Các doanh nghiệp có EPS cao hơn (hoặc đang phát triển) thường hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.

Lợi nhập pha loãng trên mỗi cổ phiếu được một số nhà đầu tư ưa thích, vì nó cũng tính đến các yếu tố có thể làm tăng tổng số cổ phiếu. Ví dụ, trong trường hợp quyền chọn mua cổ phiếu, nhân viên được quyền chọn mua cổ phiếu của công ty. Bởi vì điều này thường mang lại số lượng cổ phiếu cao hơn để chia thu nhập ròng, chúng ta kỳ vọng giá EPS pha loãng sẽ thấp hơn so với EPS bình thường.

Như với tất cả các chỉ số, thu nhập trên mỗi cổ phiếu không nên là số liệu duy nhất được sử dụng để định giá một khoản đầu tư tiềm năng. Chúng ta chỉ có thể hiểu rằng, EPS là một công cụ tiện dụng để đánh giá cùng với các chỉ số khác.

Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu (P/E)

Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu (gọi tắt là tỷ lệ P/E) định giá một doanh nghiệp bằng cách so sánh giá cổ phiếu với EPS của doanh nghiệp đó. Chỉ số này được tính bằng công thức:

giá cổ phiếu/thu nhập trên mỗi cổ phiếu

Lấy lại ví dụ trước, công ty có EPS là 5 đô-la. Giả sử rằng mỗi cổ phiếu giao dịch ở mức 10 đô-la, điều này sẽ cho chúng ta tỷ lệ P/E là 2. Ý nghĩa của điều này là gì? Thực tế, nó còn phụ thuộc phần lớn vào những gì ta sẽ tính ở đoạn sau.

Nhiều người sử dụng hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu để xác định xem một cổ phiếu được định giá quá cao (nếu tỷ lệ này cao hơn) hay bị định giá thấp (nếu tỷ lệ này thấp hơn). Bạn nên xem xét con số này bằng cách so sánh nó với tỷ lệ P/E của các doanh nghiệp tương tự. Một lần nữa, quy tắc này không phải lúc nào cũng đúng, vì vậy tốt nhất nên sử dụng nó cùng với các kỹ thuật phân tích định lượng và định tính khác.

Giá trị sổ sách(P/B)

Giá trị sổ sách (còn được gọi là tỷ lệ giá trên vốn chủ sở hữu hoặc tỷ lệ P/B) có thể cho chúng ta biết về cách các nhà đầu tư đánh giá công ty so với giá trị sổ sách của nó. Giá trị sổ sách là giá trị của một doanh nghiệp được xác định trong các báo cáo tài chính của nó (thường là tài sản trừ đi nợ phải trả). Chỉ số này được tính bằng công thức:

giá mỗi cổ phiếu / giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu

Một lần nữa, hãy ghé thăm lại công ty của chúng ta đã xem xét từ các ví dụ trước. Ta giả định rằng công ty có giá trị theo sổ sách là 500.000 đô-la. Mỗi cổ phiếu giao dịch ở mức 10 đô-la và có 200.000 cổ phiếu. Do đó, giá trị sổ sách của chúng ta trên mỗi cổ phiếu là 500.000 đô-la chia cho 200.000, tương đương 2,5 đô-la.

Thế các con số này vào công thức, lấy 10 đô-la chia cho 2,5 đô-la, chúng ta có tỷ lệ giá trên sổ sách là 4. Nhìn bề ngoài, điều này có vẻ không quá tốt. Nó cho chúng ta biết rằng cổ phiếu đang giao dịch với giá gấp bốn lần giá trị thực sự của công ty trên giấy tờ. Nó có thể cho thấy rằng thị trường đang đánh giá quá cao doanh nghiệp, có lẽ là do kỳ vọng tăng trưởng lớn. Nếu chúng ta có một tỷ lệ nhỏ hơn 1, nó sẽ chỉ ra rằng doanh nghiệp có giá trị cao hơn so với thị trường hiện tại.

Một hạn chế của tỷ lệ giá trên sổ sách là nó phù hợp với việc đánh giá các doanh nghiệp sở hữu nhiều “tài sản thật”. Xét cho cùng, các công ty có ít tài sản vật chất thường không được thể hiện tốt trên mặt sổ sách.

Giá/lợi nhuận với tỷ lệ tăng trưởng (PEG)

Chỉ số giá/lợi nhuận trên tỷ lệ tăng trưởng (PEG) là phần mở rộng của tỷ lệ lợi nhuận trên thu nhập, mở rộng phạm vi để tính đến tỷ lệ tăng trưởng. Công thức được sử dụng:

hệ số giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu / tỷ lệ tăng trưởng thu nhập

Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập là một chỉ số ước tính mức tăng trưởng thu nhập được dự đoán cho một công ty trong một khung thời gian nhất định. Chỉ số này được thể hiện dưới dạng phần trăm. Giả sử rằng, chúng ta ước tính mức tăng trưởng trung bình là 10% trong 5 năm tới cho công ty nói trên. Ta có thể lấy hệ số giá trên thu nhập (2) và chia cho 10 để đạt được tỷ lệ 0,2.

Tỷ lệ đó cho thấy rằng công ty này là một khoản đầu tư tốt vì nó được định giá thấp hơn rất nhiều khi chúng ta nhìn vào sự tăng trưởng của nó trong tương lai. Nói chung, bất kỳ doanh nghiệp nào có tỷ lệ nhỏ hơn 1 đều bị định giá thấp. Và bất kỳ doanh nghiệp có tỷ lệ trên 1 đều có khả năng đang được định giá quá cao.

Tỷ lệ PEG được nhiều người ủng hộ hơn P/E vì nó được coi là một biến số khá quan trọng mà P/E không phản ánh hết.

 

tuvan365.com sưu tầm trên Binance Academy

Đăng ký ngay 3 sàn trade Crypto phổ biến nhất tại Việt NamBinance, Remitano Huobi

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x